Rượu và những công dụng trong việc chữa bệnh

( 29-12-2015 - 09:45 AM )

Phái mạnh chỉ biết một công dụng của rượu – kích thích. Còn phái yếu hoá ra sáng suốt hơn: họ dùng rượu để điều trị các căn bệnh. Dưới đây là ý kiến của y tá trưởng Nga Svetlana Borisova về việc sử dụng rượu để điều trị bệnh trong điều kiện ở nhà.

Phái mạnh chỉ biết một công dụng của rượu – kích thích. Còn phái yếu hoá ra sáng suốt hơn: họ dùng rượu để điều trị các căn bệnh. Dưới đây là ý kiến của y tá trưởng Nga Svetlana Borisova về việc sử dụng rượu để điều trị bệnh trong điều kiện ở nhà.

Rượu có nhiều loại khác nhau. Trong y học người ta sử dụng rượu etylic 96 hay 70 độ, hay còn gọi là cồn (cồn sinh học) để khử trùng. Tuyệt đối không được sử dụng cồn kỹ thuật để chữa bệnh. Thậm chí khi bị bỏng cũng không nên dùng cồn này để làm thuốc bôi, vì khi đó cồn thấm vào sẽ gây ngộ độc. Có thể thay thế cồn bằng rượu có nồng độ cồn cao.

ruou-chua-benh

– Đặc tính có lợi nhất của cồn là khử trùng, ngoài ra cồn có tính năng khác không kém phần quan trọng – thuộc da. Cồn bịt kín lỗ chân lông ở da và không cho vi trùng xâm nhập từ bên ngoài vào. Nhờ đó, người ta còn dùng cồn để sát trùng vết thương và những vết xây xát. Nếu bạn tình cờ bị cắt vào tay thì hoàn toàn không nhất thiết phải tới hiệu thuốc mà có thể dùng cồn hoặc rượu để chữa trị.

– Khi cạo hoặc nhổ râu, trên da thường xuất hiện vết xây xát nhỏ, tức là vết tổn thương thường không nhìn thấy. Cho nên, trước và sau khi cạo râu nên bôi cồn 70 độ trên da.

– Có thể dùng cồn để trị mụn đầu đinh, nhọt và chín mé. Cụ thể là một, hai ngày đầu dùng miếng gạc tẩm rượu hay một phần cồn 96 độ pha loãng để đắp lên chỗ mụn, nhờ đó mụn không lên mủ. Ngoài phần cồn 96 độ pha loãng để đắp lên chỗ có mụn, nhờ đó không có mủ. Ngoài tác dụng làm giãn mạch và lưu thông máu huyết, cồn còn có tác dụng chống viêm.

– Không nên bỏ đắp cồn khi mụn chín mé sắp chín. Cụ thể là người ta dùng những miếng gạc có tẩm thuốc và cồn, rồi đắp thành nhiều lớp lên chỗ mụn chín mé để hút sạch mủ.

– Khi bị viêm quầng nói chung thuốc bôi là chống chỉ định mà chỉ cần đắp cồn 70%- khi đó viêm sẽ không ăn sâu vào.

– Có thể dùng cồn 96 độ pha loãng để ngăn chặn bệnh viêm tai có mủ bằng cách nhỏ vào tai.

– Tiếc là ít người biết rằng cồn – thứ thuốc hạ sốt tuyệt vời. Trong điều kiện ở nhà, có thể hạ sốt cho trẻ đang bú và những bệnh nhân bị nôn mửa, bằng cách xoa cồn vào phần lưng và lồng ngực, nhưng đừng đắp chăn. Cồn nhanh chóng bay hơi và làm giảm nhiệt da và cơ thể nói chung.

– Khi bị bỏng, ngay lập tức bôi cồn y tế vào đó. Khi nhanh chóng bay hơi, nó sẽ làm cho mặt da đỡ căng và giảm đau, nhưng chủ yếu là ngăn chặn hình thành nốt bỏng nước.

– Còn một đặc tính nữa của cồn – chống sốc. Nó có tác động đến cơ thể như sự gây mê. Khi bị chấn thương mà trong tay không có một thứ thuốc giảm đau nào thì người ta có thể dùng ½ cốc cồn pha loãng để giảm đau.

– Mọi loại thảo dược được ngâm trong rượu hay cồn sinh học có tác dụng tới cơ thể mạnh hơn so với nước sắc và hãm.

– Khi giác hơi để giải độc và giảm cân, người ta không thể không dùng cồn.

– Khó có thể phân biệt rượu metylic với cồn bằng mùi vị. Uống cồn sẽ rất nguy hiểm, thậm chí còn dẫn đến mù loà. Nhưng khi bị ngộ độc khi uống phải rượu giả thì một cốc cồn sinh học pha loãng có thể giúp giải độc. Như vậy trong mỗi gia đình nên để sẵn một chai cồn sinh học để phòng khi cần thiết.